• :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lần đầu tiên Việt Nam chủ động công nghệ sản xuất vắcxin lở mồm long móng

     Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố và chuyển giao ...

     Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố và chuyển giao virus lở mồm long móng (LMLM) cho các doanh nghiệp dùng để sản xuất vắc xin.

     Theo đó, đây là lần đầu tiên cơ quan nhà nước và doanh nghiệp thuộc ngành Thú y Việt Nam cùng phối hợp tổ chức nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm vắc xin lở mồm long móng có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn. Cụ thể đây là virus thuộc type O với tên gọi “RAHO6/FMD/O-135” thuộc bản quyền của Chi cục Thú y vùng VI trực thuộc Cục Thú y.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (thứ hai, từ trái sang) tại lễ công bố

     Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định: “Đây là bước khởi đầu rất đáng khích lệ, xây dựng được năng lực, kinh nghiệm và chủ động khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu, sản xuất nhiều loại vắc xin khác trong thú y”.

     Trên thực tế, bệnh lở mồm long móng xuất hiện tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm và có 3 type virus lưu hành đã và đang gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Do không chủ động sản xuất, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu 100% lượng vắc xin khiến mỗi năm tốn tới 20-30 triệu USD.

     Chính vì thế, việc làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin không những giúp chủ động được nguồn cung cấp vắc xin mà giá lại giảm.

     Được biết hiện nhiều Công ty Thuốc thú y trong nước đã xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin lở mồm long móng, hoàn thiện xong cơ bản nhà xưởng, kho lạnh bảo quản bán thành phẩm và đào tạo nhân sự chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất. Dự kiến, giữa năm 2018 sẽ có vắc xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành.

(Theo http://khoahocphattrien.vn)


The total score of the article is: 0 in 0 evaluate
Click to rate the article
New document
Poll
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN